1. So sánh đầu tư FDI và FPI: Khái niệm trực tiếp đầu tư (FDI)
Trực tiếp đầu tư FDI là quá trình một tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh khác ở một quốc gia ngoài quốc gia của họ. Điều này có thể bao gồm việc mua cổ phần của một công ty đang hoạt động, đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới, hoặc thậm chí mua một công ty đang hoạt động trong một ngành nào đó.
Mục đích của FDI thường là để tận dụng cơ hội kinh doanh và tăng trưởng trong một thị trường nước ngoài. Việc thực hiện FDI có thể mang lại lợi ích cho cả những nhà đầu tư và quốc gia nhận FDI, bao gồm việc tạo ra việc làm mới, tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. So sánh đầu tư FDI và FPI: Khái niệm đầu tư gián tiếp (FPI)
Đầu tư gián tiếp FPI là loại đầu tư trong đó nhà đầu tư mua các khoản đầu tư không trực tiếp vào một doanh nghiệp hoặc tài sản, mà thông qua việc mua các chứng khoán, quỹ đầu tư hoặc các công cụ tài chính khác của một quốc gia hoặc khu vực nhất định.
Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư FPI không sở hữu trực tiếp tài sản hoặc doanh nghiệp mà họ đầu tư vào, mà thay vào đó là sở hữu các khoản đầu tư gián tiếp. Các khoản đầu tư gián tiếp này có thể bao gồm các chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, giấy tờ tiền tệ, và các công cụ tài chính khác.
3. So sánh đầu tư FDI và FPI: Các đặc điểm giống nhau của đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
– Cả hai đều là loại hình đầu tư nước ngoài.
– Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đều xuất phát từ công cuộc hội nhập quốc tế của các quốc gia.
– Cả hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đề thu về lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận đó tỉ lệ thuận với kết quả hoạt động kinh doanh của chủ thể tiếp nhận đầu tư cùng số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra. Bởi vậy, điều mà nhà đầu tư bận tâm nhất với cả hai hình thức đầu tư này đều là tình hình kinh doanh của chủ thể tiếp nhận đầu tư.
– Cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều phải chịu sự tác động của luật pháp các nước cũng như của quốc tế. Với mỗi nền kinh tế khác nhau, các quốc gia sẽ có những điều luật cụ thể đối với đầu tư nước ngoài sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế trong nước. Ngoài ra, quốc tế cũng có những điều luật nhất định để có thể đảm bảo sự công bằng quyền lợi đôi bên trong giao dịch.
4. So sánh đầu tư FDI và FPI: Các đặc điểm khác nhau của đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
FDI |
FPI |
|
Về bản chất |
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tức là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tự chủ trong việc trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn đó trong quá trình đầu tư kinh doanh. Đầu tư trực tiếp tạo ra sự dịch chuyển về cả nguồn vốn, công nghệ và nguồn nhân lực vì vậy hình thức này thường có xu hướng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triển. |
Đầu tư gián tiếp nước ngoài tức là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư nhưng các tất cả các hoạt động còn lại sẽ thông qua một bên thứ ba đảm nhận như quản lý, giám sát các quyết định liên quan đến phần vốn đầu tư đó… Ngoài ra, phần lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài nhận được sẽ được chia cho bên thứ ba thực hiện công việc này. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là sự dịch chuyển về nguồn vốn nên thường sẽ là sự đầu tư giữa các nước phát triển với nhau hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng thu được lợi nhuận cao. |
Quyền kiểm soát |
Nhà đầu tư chủ động nắm quyền kiểm soát nguồn vốn. Họ có nghĩa vị với tất cả những quyết định mà họ đưa ra và tự mình chịu lỗ, lãi. |
Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn nhưng bên thứ ba nhận nguồn vốn đó sẽ nắm quyền kiểm soát. |
Phương tiện đầu tư |
Nhà đầu tư bắt buộc phải cung cấp một số vốn nằm trong quy định (ít nhất bao nhiêu và nhiều nhất bao nhiêu) tuỳ theo pháp luật từng nước quy định. |
Mỗi quốc gia sẽ có mức độ giới hạn lượng chứng khoán riêng, thông thường dưới 10%. |
Về rủi ro và lợi nhuận |
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có rủi ro tùy thuộc theo tỷ lệ vốn đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chịu phần rủi ro phụ thuộc vào số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp. Về lợi nhuận thu được, nhà đầu tư sẽ được hưởng và phân chia theo tỷ lệ phần vốn đầu tư của mình. |
Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chịu rủi ro ít hơn do bên tiếp nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro. Lợi nhuận thu được sẽ được chia theo cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. |
Mục đích |
Tạo ra lợi nhuận là chính, thêm vào đó là quyền kiểm soát. |
Mục đích chỉ là lợi nhuận. |
Thủ tục đầu tư |
Nhà đầu tư cần có giấy tờ hợp pháp trước khi tham gia đầu tư, bao gồm: ▪️ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ▪️ Thành lập tổ chứng kinh tế |
Nhà đầu tư khi góp vốn cần hoàn thành những thủ tục thay đổi cổ đông tương ứng với loại hình mà doanh nghiệp đang hoạt động. |
Hình thức biểu hiện |
Đi cùng với tiền vốn, nhà đầu tư còn cần tham gia vào hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ cũng như nhân lực cho chủ thể nhận đầu tư. |
Chỉ đơn giản là chuyển số vốn đầu tư ra nước ngoài để đầu tư. |
Xu hướng luân chuyển |
Chuyển giao từ nước phát triển sang các nước đang phát triển. |
Giữa các nước có trình độ phát triển giống nhau. |
Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về So sánh đầu tư FDI và FPI đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES
Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.
Email : info@k-associates.vn
Điện thoại : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)
Hotline : (+84) 937298177