Cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng
Tổ chức quản trị của công ty đại chúng:
Là tập hợp các vai trò, quy định, mối quan hệ và trách nhiệm nhằm xác định cách thức và tổ chức hoạt động của công ty. Cách thức hoạt động này phải được định hướng sao cho công ty đạt được mục tiêu của mình. Về chi tiết, nó bao gồm một hệ thống phân cấp mà qua đó, nó điều chỉnh luồng thông tin qua lại giữa các cấp của công ty và phác thảo mối quan hệ báo cáo giữa nhân viên, quản lý, giám đốc điều hành và chủ sở hữu.
Quản trị công ty:
Là hệ thống các chính sách, thiết chế, luật lệ cụ thể nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Cụ thể hóa, quản trị công ty bao gồm những cơ chế, cơ cấu và quá trình điểu chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ sở hữu, bộ phận điều hành và các bộ phận khác để thông qua đó, mọi hoạt động của công ty được định hướng, điều hành và kiểm soát một cách tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho các bên có liên quan.
Quản trị có hiệu quả là yếu tố quyết định để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các nội dung có liên quan của pháp luật hiện hành đã thiết lập các nguyên tắc và quy định về quản trị công ty đại chúng nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm minh và sự tham gia tích cực của cổ đông phù hợp với bản chất đặc thù của loại hình công ty này.
Chúng ta cùng tìm hiểu về một số vấn đề quan trọng đối với cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng theo luật Việt Nam trong những nội dung dưới đây.
Cơ cấu tổ chức, quản trị và kiểm soát công ty
Căn cứ quy định tại Điều 11 Mục V Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC; cơ cấu tổ chức, quản trị và kiểm soát công ty áp dụng đối với công ty đại chúng bao gồm:
“1. Đại hội đồng cổ đông.
2. [Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (trường hợp công ty tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp)].
3. [Hội đồng quản trị, Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị (trường hợp công ty tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp)].
4. Giám đốc (Tổng giám đốc).”
Vị trí và vai trò của từng cơ quan/bộ phận:
Cơ cấu | Đại hội đồng cổ đông | Hội đồng quản trị | Ban kiểm soát | Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị |
Khái niệm | Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. | Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. | Ban kiểm soát có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty. | Uỷ ban kiểm toán là ủy ban trực thuộc HĐQT, có chức năng tư vấn và giúp việc cho HĐQT trong việc đảm bảo có được một hệ thống hiệu quả về kiểm soát nội bộ và tuân thủ pháp luật; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về báo cáo tài chính ra bên ngoài, bao gồm các yêu cầu áp dụng cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. |
Vị trí, vai trò | Đại hội đồng cổ đông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và sự tham gia của cổ đông trong quản lý và quyết định của công ty đại chúng. | Hội đồng quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và giám sát hoạt động của một công ty đại chúng, đảm bảo rằng công ty hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích cho cổ đông và cộng đồng. | Ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông và đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động tài chính của công ty đại chúng. Điều này giúp tăng cường niềm tin của cổ đông và các bên liên quan khác vào công ty. | Trong tổ chức của một công ty đại chúng, Uỷ ban kiểm toán là một phần không thể thiếu để đảm bảo tính minh bạch, trung thực và niềm tin của cổ đông và thị trường về tình hình tài chính của công ty. |
Ý nghĩa và vai trò của cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng
Ý nghĩa:
- Với cơ cấu tổ chức, quản trị và kiểm soát công ty đại chúng được nêu ở Thông tư 116/2020/TT-BTC ta có thể thấy trong quy trình quản trị công ty, HĐQT chính là cầu nối giữa cổ đông và những người trực tiếp quản lý, điều hành công ty cũng như giữa công ty với các bên liên quan khác.
- Vì là hệ thống các cơ quan, bộ phận và quy trình được thiết lập để quản lý và điều hành hoạt động của công ty nên cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của nó. Cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng càng có cấu trúc rõ ràng thì sự phân chia vai trò và trách nhiệm giữa các bộ phận, cơ quan trong công ty càng cụ thể. Điều này giúp tạo nên tinh thần trách nhiệm và sự đồng thuận trong toàn công ty một cách chặt chẽ, hiệu quả.
Vai trò:
- Tổ chức quản trị công ty thường được thiết kế theo chiều hướng tối ưu hóa hoạt động của mọi bộ phận bằng các quy trình, quy định được xác định rõ ràng. Vì vậy một cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng được xây dựng tốt sẽ là nền tảng có vai trò quyết định đảm bảo sự linh hoạt, hiệu quả trong các quyết định và hoạt động hàng ngày của HĐQT.
- Ngoài ra, cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng không chỉ là hệ thống phân chia vai trò và trách nhiệm mà còn là công cụ quan trọng để tạo ra sự đồng thuận, tăng cường tính trách nhiệm và minh bạch để không ngừng cải thiện hiệu suất và bảo vệ lợi ích của cổ đông.
Tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển một cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng có hiệu quả
Xét một cách tổng thể, có được một hệ thống quản trị tốt sẽ giúp công ty đạt được thành công về dài hạn. Điều này không những vì lợi ích của cổ đông mà còn vì lợi ích của các chủ thể giao dịch với công ty và rộng hơn là của xã hội.
Việc duy trì và phát triển một cơ cấu tổ chức quản trị hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công và bền vững của một tổ chức. Để duy trì và phát triển cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng một cách có hiệu quả thì cần tăng cường hiệu suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức quản trị đó.
Bên cạnh đó cần linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới. Nhằm tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và khám phá.
Ngoài ra để một cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng có hiệu quả thì cần bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm, điều này góp phần tạo ra niềm tin và lòng tin từ cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.
Tóm lại, việc duy trì và phát triển một cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững của một tổ chức. Nó không chỉ tăng cường hiệu suất và hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra sự minh bạch, bảo vệ lợi ích của cổ đông và tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới.
Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về cơ cấu tổ chức quản trị công ty đại chúng, và một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.