Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ bao gồm những nội dung sau:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.
• Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
• Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
• Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
• Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
• Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
• Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định trên, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:
• Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
• Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
• Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch
• Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
• Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài.
Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật, công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, tùy trường hợp mà phải cung cấp thêm một số giấy tờ cần thiết khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng đăng ký kinh doanh)
Thời gian làm việc: 05- 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, bước tiếp theo trong quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đó là công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Con dấu của công ty
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Bước này được tiến hành sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.
Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, và định vị Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây là các vai trò và ý nghĩa chính của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:
• Thứ nhất, thúc đẩy phát triển kinh tế:
Đầu tư nước ngoài mang lại nguồn vốn lớn, công nghệ, quản lý hiện đại và tác động tích cực lên các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp của Việt Nam, nhằm mục đích phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất, tăng cường cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút nguồn vốn đầu tư khác.
• Thứ hai, tạo việc làm và cải thiện mức sống:
Đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, giúp giảm tình trạng thất nghiệp và cải thiện mức sống của nhân dân. Các dự án đầu tư tạo ra cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng cho lao động, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động.
• Thứ ba, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất:
Đầu tư nước ngoài mang theo công nghệ tiên tiến, quản lý hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam. Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực có chất lượng cao, đồng thời tăng cường khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
• Thứ tư, thúc đẩy xuất khẩu và cân đối thương mại:
Các dự án đầu tư nước ngoài thường xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ, giúp tăng thu nhập xuất khẩu và cân đối thương mại, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đóng góp vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
• Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế và định vị Việt Nam trên bản đồ đầu tư toàn cầu:
Thu hút đầu tư nước ngoài cũng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Tạo ra sự tham gia tích cực của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế quốc tế, định vị nước này trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Những điểm cần lưu ý trong đầu tư nước ngoài
Khi đầu tư nước ngoài, có một số điểm cần lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho đầu tư. Dưới đây là một số điểm quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét:
• Thứ nhất, tìm hiểu kỹ về thị trường và quy định pháp luật về đầu tư:
Nắm vững thông tin về quy định, chính sách, văn hóa kinh doanh và điều kiện kinh doanh tại quốc gia đích. Hiểu rõ thị trường tiêu thụ, đối tác cạnh tranh, cấu trúc kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia đó.
• Thứ hai, tìm đối tác đáng tin cậy:
Lựa chọn đối tác phù hợp, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư mà bản thân doanh nghiệp hướng đến. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng về đối tác, bao gồm quá trình làm việc, tài chính, quản lý, và danh tiếng trong ngành.
• Thứ ba, hiểu rõ về rủi ro và lợi ích:
Xác định và đánh giá rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư, bao gồm rủi ro chính trị, tài chính, pháp lý và thị trường. Đặt ra kế hoạch để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi ích từ đầu tư nước ngoài.
• Thứ tư, thăm dò và nghiên cứu thị trường:
Tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường. Xác định tính khả thi và tiềm năng lợi nhuận của dự án đầu tư. Thường xuyên đánh giá hiệu quả và tiến độ của dự án đầu tư, từ đó điều chỉnh và cải thiện quy trình và kế hoạch đầu tư.
• Thứ năm, phân tích tài chính và tài nguyên:
Đánh giá kỹ lưỡng về mô hình tài chính, nguồn vốn cần thiết và quản lý tài chính của dự án đầu tư. Xác định mức đầu tư cần thiết, kỳ vọng lợi nhuận, và thời gian hoàn vốn.
• Thứ sáu, tuân thủ pháp luật và quy định:
Tuân thủ tất cả các luật, quy định và yêu cầu pháp lý của quốc gia đích đối với đầu tư nước ngoài. Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư theo pháp luật của quốc gia đó.
• Thứ bảy, xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài:
Xem xét việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các bên liên quan, bao gồm chính phủ, đối tác địa phương, và cộng đồng. Tôn trọng văn hóa địa phương và giữ một môi trường làm việc tích cực với các bên liên quan.
Những câu hỏi thường gặp
Việc chuyển lợi nhuận về nước từ dự án đầu tư ở nước ngoài được thực hiện khi nào?
Theo khoản 1 điều 68 Luật Đầu tư 2020, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trong trường hợp các bên trong hợp đồng BCC không có thỏa thuận thì quyền, nghĩa vụ được xác định như thế nào?
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận quyền, nghĩa vụ được xác định theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
– Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác;
– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện, giám sát hợp đồng hợp tác;
– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra;
– Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Sử dụng tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài như thế nào?
Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ/ đồng Việt Nam phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam. Từ tài khoản này, nhà đầu tư chuyển khoản tiền đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Đối với việc góp vốn bằng tiền là ngoại tệ, nhà đầu tư phải thực hiện việc mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoặc sử dụng ngoại tệ của mình với cam kết nguồn ngoại tệ là hợp pháp.
Các rủi ro phổ biến khi đầu tư ra nước ngoài là gì và làm thế nào để giảm thiểu chúng?
• Rủi ro chính trị và xã hội: Theo dõi và đánh giá sâu tình hình chính trị và xã hội của quốc gia đích trước khi đầu tư. Cân nhắc chỉ đầu tư vào các thị trường ổn định và có quan hệ quốc tế tích cực.
• Rủi ro tài chính: Lên kế hoạch tài chính cẩn thận, bao gồm đánh giá tác động của thay đổi tỷ giá và lạm phát. Sử dụng các công cụ tài chính để bảo vệ khỏi rủi ro này.
• Rủi ro pháp lý: Theo dõi các thay đổi các quy định pháp luật của quốc gia đó và cập nhật thông tin liên tục. Làm việc cùng với các chuyên gia, luật sư tại quốc gia đó để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của Công ty Luật TNHH K&ASSOCIATES
Công ty Luật TNHH K&ASSOCIATES (KALF) là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về đầu tư nước ngoài, trình tự gồm các bước như sau:
• Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
• Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để KALF có thể thực hiện các thủ tục;
• KALF tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
• Tư vấn cho khách hàng và những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục: tư vấn về thị trường tiềm năng, các mô hình đầu tư nước ngoài, tư vấn về quyền và nghĩa vụ, tư vấn về lợi ích và rủi ro, đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro,….
• Bàn giao kết quả.
• Tư vấn pháp luật và thuế sau thành lập.
Như vậy, KALF đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về đầu tư nước ngoài là gì và những vấn đề liên quan tới đầu tư nước ngoài để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Công ty luật TNHH K & Associates.
Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.
Email : info@k-associates.vn
Điện thoại: (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)
Hotline. : (+84) 937298177