1. Sáp nhập tổ chức tín dụng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:

    –        Sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Sáp nhập tổ chức tín dụng là gì? Ảnh: Internet.
Sáp nhập tổ chức tín dụng là gì? Ảnh: Internet.

2. Nguyên tắc sáp nhập tổ chức tín dụng

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:

    –        Thực hiện theo thỏa thuận; bảo đảm hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình sáp nhập, hợp nhất.

    –        Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

    –        Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi Đề án sáp nhập, hợp nhất được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.

Nguyên tắc sáp nhập tổ chức tín dụng cần căn cứ theo Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-NHNN. Ảnh: Internet.
Nguyên tắc sáp nhập tổ chức tín dụng cần căn cứ theo Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-NHNN. Ảnh: Internet.

    –        Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất.

    –        Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị hợp nhất hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng hợp nhất khai trương hoạt động. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng sau sáp nhập đăng ký doanh nghiệp.

3. Điều kiện để tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập 

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:

  • Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, trừ trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

Điều kiện để tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập. Ảnh: Internet.
Điều kiện để tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập. Ảnh: Internet.

– Có Đề án sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điều 13 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua.

  • Sau khi sáp nhập, hợp nhất, tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn, tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần và điều kiện hoạt động ngân hàng.

4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập tổ chức tín dụng

Gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 36/2015/TT-NHNN như sau:

  • Văn bản của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập đề nghị:

– Chấp thuận sáp nhập, thay đổi về vốn điều lệ; xác nhận đăng ký Điều lệ của tổ chức tín dụng sau sáp nhập;

Hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập tổ chức tín dụng. Ảnh: Internet.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập tổ chức tín dụng. Ảnh: Internet.

– Chấp thuận các nội dung khác (nếu có);

  • Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận quy định tại điểm a(ii) khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
  • Biên bản, nghị quyết, quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thông qua các nội dung thay đổi tại Đề án sáp nhập và các vấn đề khác có liên quan đến việc sáp nhập (nếu có);
  • Văn bản của người đại diện hợp pháp tổ chức tín dụng nhận sáp nhập nêu rõ các nội dung thay đổi so với Đề án sáp nhập đã trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc sáp nhập (nếu có);
  • Văn bản cam kết của người đại diện hợp pháp tổ chức tín dụng nhận sáp nhập về việc tổ chức tín dụng sau sáp nhập đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về Sáp nhập tổ chức tín dụng và những vấn đề cần biết. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES

Địa chỉ            : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.

Email              : info@k-associates.vn

Điện thoại      : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)

Hotline           : (+84) 937298177