1. Phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông trong công ty đại chúng 

Căn cứ Điều 51 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng khác như sau:

−    Có phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi được Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành thông qua.

−    Cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

−    Cổ phiếu, phần vốn góp được hoán đổi không bị hạn chế chuyển nhượng tại thời điểm hoán đổi theo quy định của Điều lệ công ty và quy định pháp luật.

Phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông trong công ty đại chúng. Ảnh: Internet.
Phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông trong công ty đại chúng. Ảnh: Internet.

−    Có báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần.

−    Việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.

−    Việc hoán đổi phải đảm bảo không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.

−    Có ý kiến của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.

−    Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ.

−    Có chấp thuận về nguyên tắc bằng văn bản của các đối tượng được hoán đổi về việc hoán đổi cổ phần.

2. Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 

Căn cứ Điều 60 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định điều kiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức như sau:

−    Có phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Ảnh: Internet.
Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Ảnh: Internet.

−    Có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đủ để trả cổ tức.

  • Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, lợi nhuận quyết định phân phối không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán.
  • Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.

−    Có phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ (nếu có) được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua.

−    Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.

3. Phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ 

Điều 57 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định  điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ như sau:

−    Có phương án phát hành để hoán đổi nợ được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

−    Các khoản nợ được hoán đổi phải là các khoản nợ được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

−    Có chấp thuận về nguyên tắc bằng văn bản của chủ nợ về việc hoán đổi nợ.

Phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ. Ảnh: Internet.
Phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ. Ảnh: Internet.

−    Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất.

−    Cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

−    Việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.

−    Việc hoán đổi phải đảm bảo không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.

−    Có ý kiến của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.

4. Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động

Căn cứ Khoản 4 Điều 64 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty như sau:

−    Nguồn vốn chủ sở hữu sử dụng để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động được căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận bao gồm các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần; quỹ đầu tư phát triển; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;

Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động. Ảnh: Internet.
Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động. Ảnh: Internet.

−    Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ;

−    Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán.

– Trường hợp lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến điều kiện phát hành cổ phiếu trong từng trường hợp cụ thể. Nếu cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KALF để được giải đáp.

Trong quá trình tìm hiểu về Phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông trong công ty đại chúng, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES

Địa chỉ            : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.

Email              : info@k-associates.vn

Điện thoại      : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)

Hotline           : (+84) 937298177