Mergers và Acquisitions (M&A) trong doanh nghiệp là gì?
Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại) là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Cụ thể như:
- Việc sáp nhập công ty được quy định tại điều 201 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Khoản 2 Điều 29 của Luật Cạnh tranh 2018. Theo đó, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Theo Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, hoạt động mua lại công ty hoặc doanh nghiệp có thể hiểu là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Các hình thức Mergers và Acquisitions phổ biến hiện nay
Hình thức Mergers và Acquisitions theo chiều dọc
Mergers và Acquisitions theo chiều dọc là sự kết hợp giữa các công ty, doanh nghiệp có các giai đoạn sản xuất khác nhau, nhưng cùng là những mắt xích quan trọng trong một chuỗi cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ. Các thương vụ thực hiện M&A theo chiều dọc thường ở trong trường hợp khi sản phẩm của công ty này là nguyên liệu để công ty kia sản xuất thành phẩm.
Những lợi ích loại hình này mang lại cho doanh nghiệp:
- Đảm bảo nguồn cung ứng, nguyên liệu đầu vào để chế tạo thành phẩm;
- Kiểm soát nguyên liệu đầu vào khi cung ứng cho đối thủ, giảm cạnh tranh;
- Thúc đẩy doanh thu;
- Giảm chi phí sản xuất.
Hình thức Mergers và Acquisitions theo chiều ngang
Mergers và Acquisitions theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty, doanh nghiệp cùng cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc có chức năng tương tự cho khách hàng. Thường các công ty thực hiện M&A theo chiều ngang là đối thủ cạnh tranh với nhau trực tiếp.
Những lợi ích loại hình này mang lại cho doanh nghiệp:
- Tối ưu dây chuyền sản xuất sản phẩm, giảm thiểu chi phí;
- Tăng thị trường kinh doanh;
- Đa dạng hóa sản phẩm;
- Tăng năng lực cạnh tranh trực tiếp với các công ty đối thủ khác;
- Giúp kiểm soát thị trường, giá cả, sức ảnh hưởng tốt hơn.
Hình thức Mergers và Acquisitions kết hợp
Mergers và Acquisitions kết hợp là sự kết hợp giữa các công ty, doanh nghiệp có chung một thị trường khách hàng trong cùng một ngành hàng, nhưng lại không cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống nhau. Các công ty thực hiện M&A kết hợp là các công ty có các sản phẩm bổ sung, đi kèm với nhau nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Loại hình M&A kết hợp thường sẽ tạo nên tập đoàn.
Những lợi ích loại hình này mang lại cho doanh nghiệp:
- Đa dạng hóa sản phẩm;
- Tạo nên trải nghiệm người dùng tốt hơn, tăng sức cạnh tranh;
- Tăng doanh thu;
- Tạo cơ hội tham gia thị trường mới nhưng giảm thiểu rủi ro.
Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 75/2019/NĐ-CP về hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm như sau:
- – Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
- – Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;
- Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.”
Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 75/2019/NĐ-CP về hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm như sau:
- – Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
- – Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;
- Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.
Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về “Những vấn đề liên quan đến Mergers và Acquisitions trong doanh nghiệp hiện nay”. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES
Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.
Email : info@k-associates.vn
Điện thoại : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)
Hotline : (+84) 937298177