Để giải quyết câu hỏi này. Chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:

  1. Hợp đồng lao động, hợp đồng cộng tác viên là gì?
  2. Bản chất của hợp đồng CTV là gì?
  3. Điều kiện để một cá nhân ký hợp đồng CTV với doanh nghiệp là gì?
  4. Rủi ro nếu Hợp đồng có tiêu đề là Hợp đồng cộng tác viên nhưng nội dung là hợp đồng lao động?
  5. Rủi ro nếu Hợp đồng có tiêu đề và nội dung thể hiện nội dung của hợp đồng cộng tác viên.
  6. Kết luận: Có dùng HĐCTV thay thế cho HĐLĐ được không?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Theo khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019) . Còn hợp đồng CTV được hiểu là một bên Doanh nghiệp (DN) thuê một bên là cá nhân (CTV) để thực hiện một công việc nào đó cho DN và được trả một khoản tiền cho công việc đó.

Như vậy, xét về bản chất hợp đồng CTV là một loại hợp đồng dịch vụ được quy định tại Mục 9 từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS).

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 thì hoạt động cung cứng dịch vụ giữa cá nhân và doanh nghiệp có mục đích sinh lợi. Do đó, bên cạnh việc được điều chỉnh bởi luật chung là BLDS thì hợp đồng CTV còn được điều chỉnh bởi Luật chuyên ngành là Luật Thương Mại.

Theo đó, điều kiện để một cá nhân được ký hợp đồng CTV với DN là cá nhân đó phải có đăng ký kinh doanh (Ngoại trừ những trường hợp sau không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007. Bao gồm: Buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định).

Do đó, về cơ bản, một cá nhân không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như mô tả ở trên nếu muốn ký hợp đồng CTV để cung cấp bất kỳ dịch vụ nào cho DN điều phải đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, trong những trường hợp ký HĐ CTV thay thế cho HĐLĐ các cá nhân thường không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy nên việc ký các hợp đồng CTV này điều ẩn chứa nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp.

hop-dong-lao-dong

Có 02 trường hợp như sau:

  1. Hợp đồng có tiêu đề là “Hợp đồng cộng tác viên” nhưng nội dung lại có nội dung của hợp đồng lao động, khi xảy ra tranh chấp Tòa án sẽ xác định đây là hợp đồng lao động và yêu cầu DN phải thực hiện nghĩa vụ của mình với người lao động như: truy thu BHXH, BHYT, BHTN, bên cạnh đó DN còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với NLĐ.
  2. Hợp đồng có tiêu đề là “Hợp đồng cộng tác viên” và nội dung thể hiện là hợp đồng dịch vụ thì nếu cá nhân không đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Từ những phân tích nêu trên, khuyến khích người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng cộng tác viên để thay thế cho hợp đồng lao động