1. Khái niệm Tổ chức kinh tế

Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Từ quy định trên có thể hiểu rằng, tổ chức kinh tế phải được thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh; có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch; có điều lệ tổ chức và hoạt động.

Căn cứ Điều 21 Luật đầu tư năm 2020, có 05 hình thức đầu tư tại Việt Nam bao gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Khái niệm Tổ chức kinh tế. Ảnh: Internet
Khái niệm Tổ chức kinh tế. Ảnh: Internet

2. Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế tại Việt Nam

2.1. Bổ sung điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

Điểm b Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư năm 2020 quy định: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ quy định chi tiết, nhằm nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc áp dụng cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Về cơ bản, các điều kiện được đặt ra với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.
  • Hình thức đầu tư.
  • Phạm vi hoạt động đầu tư.
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Các điều kiện khác căn cứ vào đặc thù của từng ngành, nghề cụ thể.
Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Ảnh: Internet

2.2. Khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Điều kiện tiếp theo để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư năm 2020 là phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy, trong hai trường hợp ngoại lệ trên, nhà đầu tư nước ngoài không cần phải có dự án đầu tư hoặc thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần lưu ý 02 việc:

  • Tra cứu Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường do Chính phủ ban hành;
  • Đáp ứng các điều kiện cơ bản về: tỷ lệ vốn điều lệ; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư là có thể đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế.

2.3. Nhấn mạnh địa vị pháp lý của tổ chức kinh tế được thành lập mới

Khoản 2 Điều 22 Luật đầu tư năm 2020 quy định: Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Một điểm cũng cần lưu ý đối với các nhà đầu tư đó là các hoạt động liên quan đến dự án đầu tư như tài chính cần tách riêng giữa nhà đầu tư và tổ chức kinh tế mới được thành lập để tránh những thiệt hại trong quá trình hoạt động về sau.

Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Thời điểm xác lập các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mới được thành lập là thời điểm cấp Giáy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý khác có giá trị tương đương. Thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể là hai thời điểm khác nhau.

Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế mới cần xác định rõ ràng về thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động triển khai dự án đầu tư trên thực tế.

3. Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Theo đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư;
  • Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư.
Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Internet
Điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Internet

Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trừ trường hợp quy định tại Điều 67 của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

  • Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:
  • Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
  • Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về Khái niệm và điều kiện thành lập Tổ chức kinh tế. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES

Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.

Email : info@k-associates.vn

Điện thoại : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)

Hotline : (+84) 937298177