Tại các nước phát triển, hầu hết các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động hoặc sau một thời gian đều tiến hành IPO. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công việc này vẫn chưa thực sự phổ biến và mới chỉ được biết đến trong một vài năm trở lại đây. Vì vậy, khi cảm nhận được thế mạnh của IPO, các công ty Việt đã tiến hành quá trình này khá nhanh và mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp đã có thể huy động được số vốn nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn thông qua việc tiến hành chào bán chứng khoán. Cùng với đó, cổ phiếu của công ty cũng có thể đạt được các giá trị gia tăng về giá sau khi được IPO.
Khái niệm về IPO
IPO là thuật ngữ chỉ việc phát hành ra công chúng lần đầu, tức hoạt động phát hành cổ phiếu và lên sàn chứng khoán lần đầu tiên đối với các công ty cổ phần.
Các công ty thực hiện IPO sẽ thuê một tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán như ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán thực hiện các hoạt động như định giá cổ phiếu IPO hay thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của mình.
IPO sẽ cho doanh nghiệp một cơ hội để huy động nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành chứng khoán qua thị trường sơ cấp.
Mặc dù IPO mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những chi phí đáng để liên quan, chủ yếu liên quan đến quy trình như ngân hàng và phí pháp lý, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần liên tục tiết lộ các thông tin quan trọng và đôi khi khá nhạy cảm.
Mục đích thực hiện IPO của doanh nghiệp
Huy động vốn
Mục đích lớn nhất của IPO là để các doanh nghiệp huy động vốn từ công chúng.
IPO sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn gấp nhiều lần từ công chúng bên cạnh số vốn đến từ cổ đông. Số vốn này sẽ được coi như vốn chủ sở hữu, từ đó giảm đi áp lực thanh toán các khoản nợ, lãi vay cho doanh nghiệp.
Tăng giá trị tài sản
Sau khi thực hiện IPO thành công, giá trị doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể đồng thời doanh nghiệp sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Đây là cơ hội để nguồn vốn lớn từ công chúng có thể đổ vào doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, qua đó giúp tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu
Việc thực hiện IPO sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, xây dựng uy tín cũng như chất lượng trên sàn giao dịch chứng khoán với các công ty cùng ngành trên thị trường. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh, tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nền tảng mua bán sáp nhập
Một mục tiêu sâu xa cho việc thực hiện IPO thì đây cũng là đòn bẩy để doanh nghiệp có thể thực hiện các vụ thâu tóm, sáp nhập sau này.
Những công ty sau IPO khi đã có vị thế đủ lớn thì họ sẽ có cơ hội mua lại các công ty hoạt động không hiệu quả để từ đó gia tăng vị thế cho toàn bộ công ty mẹ.
Ưu nhược điểm của IPO
Ưu điểm của IPO
Việc phát hành cổ phiếu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp tăng vốn rất nhanh và có thể sử dụng quỹ vốn này để cải thiện hoạt động kinh doanh, đầu tư lĩnh vực mới, cải tiến kỹ thuật,…
- Dễ dàng thu hút thêm các nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự tiềm năng, thúc đẩy sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo tài chính.
- Công ty không cần hoàn trả quỹ vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu. Dù giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng hay giảm thì doanh nghiệp không có bất cứ trách nhiệm nào trong vấn đề đó. Thị trường cổ phiếu không thể đoán trước được, do đó, việc lỗ hay lãi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của người đầu tư.
- Với cổ phiếu thông thường, công ty cũng không cần chi trả cổ tức cho nhà đầu tư.
Nhược điểm của IPO
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, IPO cũng tồn tại những nhược điểm nhất định buộc doanh nghiệp phải đối mặt và vượt qua, điển hình như:
- Những người đứng đầu công ty sẽ bị chia sẻ quyền làm chủ cũng như không còn khả năng tự quyết.
- Có yêu cầu cao, khó đăng ký IPO bởi quy trình và pháp lý phức tạp.
- Khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, doanh nghiệp cần phải chi trả các loại phí như: chi phí quảng bá, nghiên cứu thị trường, hợp pháp cổ phiếu,…
- Doanh nghiệp cần tiết lộ thông tin tài chính và kinh doanh; những thông tin này có thể sẽ bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng.
- Gia tăng nguy cơ về kiện tụng, bao gồm cả hành động của chứng khoán tư nhân và hành động phái sinh cổ đông.
- Khó kiểm soát các vấn đề phát sinh do cổ đông mới.
Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về Khái niệm về IPO và một số vấn đề pháp lý liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.