Khái niệm về đầu tư trực tiếp và DICA
1. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam
Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Đặc điểm về doanh nghiệp FDI:
- Số vốn đầu tư các công ty FDI vào Việt Nam thường không lớn so với các nước nhận đầu tư khác;
- Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay chiếm phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…(phần còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ);
- Loại hình doanh nghiệp của công ty FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;
- Quy mô Công ty FDI chủ yếu là vừa và nhỏ. Các Công ty FDI này tập trung vào các ngành nghề như linh kiện điện tử, may mặc, gia công may mặc, logistic, thông thường là những ngành nghề cần nhiều nhân công, diện tích xây dựng,…
Hiện nay, ở Việt Nam có phép thành lập các loại hình doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì điều kiện, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI sẽ khác nhau. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
2. Đầu tư trực tiếp và DICA
DICA (hay Direct Investment Capital Account) là cách gọi tắt của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trong đầu tư trực tiếp và DICA, doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư nước ngoài là nhóm chủ thể phải mở tài khoản DICA. Trước đây, khi nhắc đến doanh nghiệp FDI, nhiều người thường chỉ nghĩ đến các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông ngay từ ban đầu và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tuy nhiên, điều này chưa đầy đủ. Căn cứ theo khoản 1, Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định các đối tượng mở và sử dụng tài khoản DICA là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:
- Nhóm đối tượng thứ nhất, Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Doanh nghiệp không thuộc trường hợp nêu trên có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp.
- Nhóm đối tượng thứ hai, Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BBC.
- Nhóm đối tượng thứ ba, Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN ba nhóm đối tượng trên bắt buộc phải mở tài khoản DICA bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản DICA bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép.
Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 01 (một) tài khoản DICA bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản DICA bằng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nếu nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hợp đồng BCC hoặc trực tiếp thực hiện nhiều dự án PPP, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản DICA riêng biệt tương ứng với mỗi hợp đồng BCC, dự án PPP.
3. Nguyên tắc sử dụng DICA
– Trong đầu tư trực tiếp và DICA, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư được góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của họ theo các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
- Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành;
- Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng PPP;
- Tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
– Người cư trú là người đầu tư Việt Nam được góp vốn đầu tư bằng nguồn ngoại tệ tự có;
– Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện góp vốn đầu tư bằng tiền thông qua hình thức chuyển khoản vào DICA;
– Giao dịch thu tiền rút vốn, ch trả tiền gốc, lãi, phí; tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu đầu tư trực tiếp và DICA do pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp quy định;
– Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lợi nhuận được chia trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ về quy định quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Thủ tục mở DICA
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng được phép mở tài khoản.
Bước 2: Ngân hàng thực hiện kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
Bước 3: Ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng DICA.
Bước 4: Ngân hàng thông báo số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản.
Bước 5: Ngân hàng thu thập mẫu dấu, mẫu chữ ký, chứng thư số (nếu có) của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.
Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về “Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và DICA”. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES
Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.
Email : info@k-associates.vn
Điện thoại : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)
Hotline : (+84) 937298177