1. Đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân đầu tư nguồn lực (tài chính, công nghệ, quyền sở hữu,…) vào các dự án, doanh nghiệp hoặc tài sản ở một quốc gia ngoài, không phải quốc gia mà họ có nguồn gốc hoặc địa chỉ đăng ký ban đầu. Đầu tư ra nước ngoài mang ý nghĩa mở rộng cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng thị trường tại các quốc gia khác. Điều này cung cấp lợi ích kinh tế và chiến lược cho các tổ chức và cá nhân đầu tư, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế toàn cầu và hợp tác quốc tế. Đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
Theo khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định như sau:
“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.”
Ví dụ: Mua cổ phiếu của một công ty nước ngoài; xây dựng dự án bất động sản; thành lập chi nhánh, công ty con; đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất ở nước ngoài,…
2. Những quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
- Cam kết WTO
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư
- Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư
3. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài
Để trở thành nhà đầu tư nước ngoài tại một quốc gia cụ thể, thì các nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Các nhà đầu tư nước ngoài thuộc các ngành nghề khác nhau và thực hiện hoạt động đầu tư trong các thời điểm khác nhau thì cần tuân thủ tất cả những yêu cầu và điều kiện đầu tư áp dụng cho từng ngành nghề, lĩnh vực đó;
- Các nhà đầu tư nước ngoài nằm trong phạm vi áp dụng của luật quốc tế về đầu tư sẽ phải tuân thủ các quy định cụ thể và chi tiết về việc đầu tư theo từng điều ước đó; trong trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó;
- Nếu các nhà đầu tư nước ngoài không phải là thành viên của WTO nhưng thực hiện đầu tư tại Việt Nam thì cần phải tuân thủ những điều kiện áp dụng đối với những nhà đầu tư là thành viên của WTO, trừ khi có quy định khác hoặc điều ước quốc tế giữa quốc gia đó và Việt Nam có quy định khác;
- Đối với những ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ mà chưa được quy định hoặc chưa được cam kết trong biểu mẫu cam kết giữa Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế và cũng chưa có những quy định cụ thể về điều kiện đầu tư theo pháp luật Việt Nam thì cơ quan đăng ký đầu tư phải tham vấn ý kiến của bộ kế hoạch đầu tư, bộ quản lý ngành để quyết định phải xem xét có cho phép đầu tư hay không;
- Trong trường hợp những nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện các hoạt động đầu tư mà ngành, nghề, lĩnh vực hoặc dịch vụ đó đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thì Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ quyết định có cho phép đầu tư hay không mà không cần lấy ý kiến từ Bộ quản lý ngành.
4. Các hình thức đầu tư nước ngoài
Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư cụ thể như sau:
“1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.”
4.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức đó là:
– Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
– Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4.2. Thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
4.3. Đầu tư theo hợp đồng BCC
Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là sự hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận giữa các nhà đầu tư mà không cần thành lập pháp nhân mới. Đây giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư nhanh chóng mà không tốn nhiều thời gian và tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước và thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Trong trường hợp có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài, phải tuân thủ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4.4. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đều là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là việc mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư phải tuân thủ các thủ tục và quy định liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp.
Trong quá trình tìm hiểu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Công ty luật TNHH K & Associates.
Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.
Email : info@k-associates.vn
Điện thoại: (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)
Hotline. : (+84) 937298177