1. Khái niệm về quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Các ngành nghề cấm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: kinh doanh các chất ma tuý, các loại hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm, mua bán người, hoạt động sinh sản vô tính trên người.

Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Khái niệm về quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ảnh: Internet
Khái niệm về quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ảnh: Internet

2. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

a) Điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
  • Hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
  • Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

b) Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng trong các trường hợp:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
  • Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Internet.
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Internet.

c) Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

  • Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
  • Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

3. Thủ tục đầu tư trực tiếp thông qua thành lập tổ chức kinh tế

Trình tự thực hiện theo quy trình thủ tục tại điều 38 Luật đầu tư 2020

Bước 1. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:

  • 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại điều 38 Luật đầu tư 2020. Ảnh: Internet
Quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại điều 38 Luật đầu tư 2020. Ảnh: Internet

Đối với dự án đầu tư không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng CP, UBND Tỉnh theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: (K1 Điều 33 Luật đầu tư 2020 và công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 về triển khai thi hành luật đầu tư)
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại điều 38 Luật đầu tư 2020. Ảnh: Internet
Quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại điều 38 Luật đầu tư 2020. Ảnh: Internet
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính: Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

Bước 2. Thành lập tổ chức kinh tế

Quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thông qua thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tại điều 38, Luật đầu tư 2020. Ảnh: Internet.
Quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thông qua thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tại điều 38, Luật đầu tư 2020. Ảnh: Internet.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế. Việc thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện (Khoản 2, Điều 38, Luật đầu tư) cụ thể như sau:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về “quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES

Địa chỉ : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.

Email : info@k-associates.vn

Điện thoại : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)

Hotline : (+84) 937298177