1. Phương thức rút vốn: Chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp

Công ty cổ phần

  • Trường hợp Nhà Đầu Tư là cổ đông sáng lập và nắm giữ Cổ Phần Phổ Thông, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp, Nhà Đầu Tư được quyền tự do chuyển nhượng Cổ Phần Phổ Thông cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Cổ Đông, Nhà Đầu Tư không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó (Điều 120 Luật Doanh Nghiệp 2020).  
  • Trường hợp Nhà Đầu Tư là cổ đông sáng lập và nắm giữ Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết, Nhà Đầu Tư không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế (Điều 116 Luật Doanh Nghiệp 2020). 
  • Nếu không thuộc trường hợp ở trên và Điều lệ công ty không quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần, Nhà Đầu Tư được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.  
Phương thức rút vốn - Công ty cổ phần. Ảnh: Internet.
Phương thức rút vốn – Công ty cổ phần. Ảnh: Internet.

– Hồ sơ chuyển nhượng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần gồm: 

  • Thông báo thay đổi thông tin cổ đông. 
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam nhận chuyển nhượng.
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, với thông tin vốn thể hiện bằng 0.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Nhà Đầu Tư phải thực hiện chào bán Phần Vốn Góp cho các Thành Viên Góp Vốn khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán. Sau 30 ngày, nếu các Thành Viên Góp Vốn khác không mua hoặc không mua hết Phần Vốn Góp, Nhà Đầu Tư được quyền chuyển nhượng cho người khác không phải là Thành Viên Góp Vốn với cùng một điều kiện chào bán ở trên (Điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2020). 

Phương thức rút vốn - Công ty trách nhiệm hữu hạn. Ảnh: Internet.
Phương thức rút vốn – Công ty trách nhiệm hữu hạn. Ảnh: Internet.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nhà Đầu Tư được tự do chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác mà không có bất kỳ hạn chế nào. Trường hợp Nhà Đầu Tư chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần (Điều 78 Luật Doanh Nghiệp 2020).

– Hồ sơ chuyển nhượng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty trách nhiệm hữu hạn gồm:

  • Thông báo thay đổi thành viên (hoặc chủ sở hữu).
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
  • Danh sách thành viên (nếu là TNHH có 2 thành viên trở lên).
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam nhận chuyển nhượng. 

2. Phương thức rút vốn: Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho các Nhà Đầu Tư

Công ty được quyền hoàn trả một phần vốn góp cho các Nhà Đầu Tư theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày được cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp lần đầu và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho các Nhà Đầu Tư. Theo đó, vốn điều lệ của công ty sẽ bị giảm xuống tương ứng (Điều 68, 87 và 112 Luật Doanh Nghiệp 2020). 

Phương thức rút vốn: Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho các Nhà Đầu Tư. Ảnh: Internet.
Phương thức rút vốn: Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho các Nhà Đầu Tư. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, trường hợp là công ty cổ phần, công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Theo đó, Hội Đồng Quản Trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại Hội Đồng Cổ Đông quyết định. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần (Điều 133 Luật Doanh Nghiệp 2020).

3. Phương thức rút vốn: Công ty mua lại toàn bộ cổ phần/phần vốn góp của Nhà Đầu Tư

Công ty cổ phần

Nhà Đầu Tư đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của Nhà Đầu Tư với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá (Điều 132 Luật Doanh Nghiệp 2020). 

Phương thức rút vốn: Công ty mua lại toàn bộ cổ phần/phần vốn góp của Nhà Đầu Tư. Ảnh: Internet.
Phương thức rút vốn: Công ty mua lại toàn bộ cổ phần/phần vốn góp của Nhà Đầu Tư. Ảnh: Internet.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Nhà Đầu Tư có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu Nhà Đầu Tư đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội Đồng Thành Viên về vấn đề

  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức lại công ty 
  • Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Nhà Đầu Tư thì công ty phải mua lại phần vốn góp của Nhà Đầu Tư đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác (Điều 51 Luật Doanh Nghiệp 2020). 

Trường hợp Nhà Đầu Tư rút một phần hoặc toàn bộ vốn ra khỏi công ty dưới hình thức khác không thuộc những trường hợp được pháp luật cho phép, Nhà Đầu Tư và và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. 

4. Phương thức rút vốn: Thủ tục rút vốn 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ rút vốn đối với phương thức chuyển nhượng vốn

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phương thức rút vốn: Thủ tục rút vốn . Ảnh: Internet.
Phương thức rút vốn: Thủ tục rút vốn . Ảnh: Internet.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết như đã được liệt kê, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc gửi hồ sơ tại Phòng Đăng ký Kinh doanh, một đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố mà doanh nghiệp đặt trụ sở.

Quy trình nộp hồ sơ có thể được thực hiện trực tiếp tại văn phòng hoặc thông qua hình thức trực tuyến trên Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ, sau đó sẽ cung cấp thông tin phản hồi cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về Phương thức rút vốn và thủ tục rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH K & ASSOCIATES

Địa chỉ            : Lầu 04, số 05 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Tp.Thủ Đức, HCM.

Email              : info@k-associates.vn

Điện thoại      : (+84) 338747705 (Zalo, facebook, viber, Instagram)

Hotline           : (+84) 937298177