“Pháp luật lao động” là một bộ luật phức tạp và liên tục thay đổi. Nếu bạn không nắm rõ các quy định pháp luật về lao động và quan hệ lao động, bạn có thể gặp phải nhiều rủi ro và khó khăn trong công việc. Đó là lời khuyên của một chuyên gia nhân sự hàng đầu.
Pháp luật lao động bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong quan hệ lao động như:
1. Pháp luật lao động quy định về tiền lương, phúc lợi:
- Tiền lương được trả theo hình thức trả lương theo thời gian. Trả lương theo sản phẩm hoặc trả lương khoán. Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về hình thức trả lương trong hợp đồng lao động.
- Tiền lương được trả bằng tiền Việt Nam. Người sử dụng lao động phải trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân của người lao động.
- Tiền lương làm thêm giờ được tính như sau: Làm việc ngoài giờ làm việc bình thường trong ngày: 150% tiền lương giờ. Làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần: 200% tiền lương giờ. Làm việc vào ngày lễ, tết: 300% tiền lương giờ. Làm việc vào ngày Tết Nguyên đán: 400% tiền lương giờ
- Người lao động còn được hưởng các chế độ và phúc lợi khác như: Thưởng, phụ cấp, hỗ trợ, trợ cấp… Theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng lao động
2. Pháp luật lao động quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi:
- Thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần. Trường hợp làm việc theo tuần thì không quá 10 giờ/ngày.
- Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm. Trừ một số trường hợp đặc biệt được phép làm thêm không quá 300 giờ/năm.
- Thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút – 45 phút khi làm việc vào ban ngày. Và sẽ có ít nhất 3 giờ làm việc ban đêm. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
- Người lao động được nghỉ hàng tuần ít nhất 24 giờ liên tục. Và được nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật
3. Pháp luật lao động quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
- Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau: hưu trí, tử tuất.
- Bảo hiểm y tế là sự bảo đảm cho người tham gia được khám chữa bệnh. Và phục hồi sức khỏe khi ốm đau, tai nạn hoặc sinh con.
- Bảo hiểm thất nghiệp là sự bảo đảm cho người lao động khi mất việc. Không do lỗi của mình sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
4. Pháp luật lao động quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm. Dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động. Đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
- Người sử dụng lao động được khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chính vì vậy họ sẽ được tổ chức các lớp đào tạo lao động đang làm việc cho mình. Có thể hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo.
- Người sử dụng lao động tuyển người học nghề nhưng phải tuân điều kiện về thời gian học nghề. Nhưng phải giao hợp đồng lao động sau khi hoàn thành thời gian học nghề.
- Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá. Đo đó người lao động sẽ phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp khả năng của mình
Do đó, ai cũng nên tìm hiểu về pháp luật lao động để biết được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình làm việc. Với những người làm công tác nhân sự cho doanh nghiệp thì việc am hiểu pháp luật lao động càng quan trọng hơn. Nó giúp phòng ngừa và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động có thể xảy ra.
Bạn muốn áp dụng PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG vào thực tiễn doanh nghiệp mình?
Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH K & Associates