Điều kiện để Doanh nghiệp tiến hành quy trình thực hiện IPO.

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, để được niêm yết trên sàn chứng khoán tiến hành và quy trình thực hiện IPO thì công ty phải đảm bảo điều kiện như sau:

  • Tính từ thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu trên thị trường, số vốn điều lệ mà công ty cần phải có dựa trên giá trị sổ sách tối thiểu là 10 tỷ đồng.
  • Hoạt động của những năm trước khi đăng ký IPO phải có lãi và đến năm đăng ký IPO phải không được lỗ.
  • Các phương án phát hành và sử dụng vốn từ IPO phải được Đại hội đồng Cổ đông thông qua.
  • Tối thiểu 100 nhà đầu tư (không phải cổ đông lớn) sở hữu ít nhất 15% lượng cổ phiếu biểu quyết của doanh nghiệp.
  • Trước khi tiến hành quy trình thực hiện IPO, cổ đông lớn phải cam kết giữ tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong ít nhất 1 năm kể từ ngày cuối cùng chào bán.
  • Cần có công ty chứng khoán tư vấn về phát hành cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
  • Cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
Trước khi tiến hành quy trình thực hiện IPO, cổ đông lớn phải cam kết giữ tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Ảnh: Internet.
Trước khi tiến hành quy trình thực hiện IPO, cổ đông lớn phải cam kết giữ tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Ảnh: Internet.

Quy trình thực hiện IPO bao gồm các bước

Bước 1: Lấy ý kiến đóng góp từ đại hội đồng cổ đông

  • Tổ chức cần phải lấy ý kiến đóng góp từ đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phiếu ra chúng.
  • Nội dung cụ thể cho kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu cần liệt kê rõ và chính xác những ý như: mục đích huy động vốn, số lượng vốn huy động, số lượng cổ phiếu được phát hành, đối tượng mà tổ chức muốn huy động vốn.

Bước 2: Lập hồ sơ

Sau khi tổ chức đã thống nhất ý kiến của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề liên quan đến IPO, tổ chức phát hành sẽ lập hồ sơ và gửi đến Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Bước 3: Gửi hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

Hồ sơ tổ chức phát hành chuẩn bị sẽ được gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước tiếp nhận và xem xét hồ sơ.

Quy trình thực hiện IPO bao gồm 7 bước. Ảnh: Internet.
Quy trình thực hiện IPO bao gồm 7 bước. Ảnh: Internet.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký chào bán 

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho tổ chức phát hành trong 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 5: Công bố bản thông báo phát hành

Khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trong thời gian 7 ngày làm việc, tổ chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hành trên báo điện tử hoặc báo giấy trong 3 số liên tiếp.

Bước 6: Thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Khi được cấp phép, công ty phát hành chứng khoán cần thông báo việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện phân phối chứng khoán theo thời gian quy định.

Bước 7: Báo cáo kết quả 

  • Sau khi kết thúc đợt phân phối, tổ chức phát hành chứng khoán phải tiến hành đăng ký, lưu trữ, chuyển giao, thanh toán chứng khoán.
  • Cuối cùng, tổ chức này phải báo cáo kết quả của đợt phát hành cho Ủy ban chứng khoán, đồng thời cần tiến hành đăng ký vốn với các cơ quan có thẩm quyền.
Quy trình thực hiện IPO tuy khá phức tạp nhưng mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp. Ảnh: Internet.
Quy trình thực hiện IPO tuy khá phức tạp nhưng mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp. Ảnh: Internet.

Ý nghĩa của quy trình thực hiện IPO đối với doanh nghiệp

IPO giúp doanh nghiệp khẳng định nguồn lực và sức mạnh, vị thế của mình thị trường cũng như định vị thành công thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, giá trị thương hiệu và nâng cao uy tín trong kinh doanh.

Điều này được xem là mang lại nhiều giá trị vô hình cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh doanh, trở thành bước đệm nhằm phục vụ cho việc sáp nhập hay mua lại các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng trên thị trường.

Tóm lại, quy trình thực hiện IPO tuy là một quy trình tài chính khá phức tạp nhưng mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện điều này. Mỗi doanh nghiệp khi muốn IPO cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng lựa chọn một kế hoạch phù hợp nhằm mang lại nguồn vốn hiệu quả nhất, góp phần nâng cao sự phát triển và vị thế của doanh nghiệp. 

Trên đây là nội dung tư vấn của KALF về Quy trình thực hiện IPO và một số vấn đề pháp lý liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.