Rượu là một sản phẩm có chứa cồn, và việc sử dụng một lượng lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để kinh doanh bán lẻ rượu, bạn cần có giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Việc quản lý qua giấy phép giúp đảm bảo rằng các cửa hàng và doanh nghiệp bán lẻ rượu tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và y tế. Ngoài ra, còn giúp chính phủ kiểm soát và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh rượu để đảm bảo tính công bằng và tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giúp ngăn chặn các hoạt động buôn lậu và giả mạo rượu, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chính thức.
1. Bán lẻ rượu là gì?
Bán lẻ rượu là hoạt động kinh doanh, thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Bán các sản phẩm rượu cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các cửa hàng, cửa hàng bán lẻ, hoặc trực tuyến, thương nhân bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép. Bán các sản phẩm rượu cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các cửa hàng, cửa hàng bán lẻ, hoặc trực tuyến.
2. Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu
Căn cứ Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu được sửa đổi tại khoản 5 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Để có thể xin cấp giấy phép bán lẻ rượu, đầu tiên cần phải đáp ứng các điều kiện để bán lẻ rượu như sau:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu được sửa đổi tại khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, để thực hiện xin cấp giấy phép bán lẻ rượu cần chuẩn bị (01) bộ hồ sơ bao gồm các các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu).
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
– Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
4. Thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu (được sửa đổi tại khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương) quy định về thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu, như sau:
– Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép (Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện);
– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, để được cấp giấy phép bán lẻ rượu bạn cần thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục nêu trên.
5. Thời gian thực hiện
Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu, sửa đổi tại khoản 19 Điều 16 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương).
6. Một số vướng mắc phổ biến mà doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu có thể phải đối mặt khi xin cấp giấy phép:
Nơi kinh doanh không phù hợp:
Việc chọn địa điểm kinh doanh không tuân thủ các quy định địa phương hoặc không phù hợp với các quy định về cách xa giữa các cửa hàng bán lẻ rượu có thể là một nguyên nhân.
Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu hồ sơ:
Nếu hồ sơ đăng ký không đầy đủ hoặc không chính xác, hoặc không tuân thủ các yêu cầu cụ thể về vị trí kinh doanh, quy mô, và an toàn thực phẩm, có thể dẫn đến từ chối cấp giấy phép.
Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm:
Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm hoặc quy định y tế liên quan đến bảo quản và phân phối rượu, có thể gặp khó khăn khi xin cấp giấy phép.
Không tuân thủ quy định về tuổi tác:
Việc bán rượu cho những người dưới độ tuổi qui định là một vi phạm nghiêm trọng và có thể dẫn đến từ chối cấp giấy phép.
Vi phạm quy định thuế:
Nếu doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ và đúng các quy định về thuế, có thể ảnh hưởng đến quá trình xin cấp giấy phép.
Các vấn đề pháp lý khác:
Các vấn đề pháp lý như việc có liên quan đến tội phạm, vi phạm an ninh trật tự, hoặc các vấn đề khác có thể tạo ra rủi ro khi xin cấp giấy phép.
Để tránh vướng mắc, quan trọng nhất là phải nghiên cứu và tuân thủ đầy đủ các quy định và yêu cầu từ cơ quan quản lý địa phương và quốc gia. Tư vấn pháp lý và chuyên gia ngành có thể hỗ trợ bạn trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ xin giấy phép.