Nếu gặp phải doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ nợ nhưng không thanh toán thì phải làm sao? Cách thức nào đòi nợ hiệu quả mà vẫn đúng quy định pháp luật?

KALF chia sẻ kỹ thuật thu hồi công nợ bằng cách yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ nợ nhưng không thanh toán.

Mời bạn theo dõi hướng dẫn của Luật sư Nguyễn Thị Minh Khoa:

1.Chứng minh bên nợ mất khả năng thanh toán:

  • Thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ lần nhắc nợ đầu tiên.
  • Tối thiểu là 03 (ba) lần gửi công văn nhắc nợ nhưng con nợ không thực hiện, không phản hồi. 
  • Hình thức gửi qua email, bưu điện để có chứng cứ chứng minh xác đáng. Tin nhắn zalo trao đổi về công nợ không đủ yếu tố xác đáng.
  • Nếu gặp trực tiếp để trao đổi thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ thì cần có biên bản xác nhận công nợ rõ ràng, thể hiện nội dung trao đổi có có ký tên đóng dấu giữa hai bên.

2. Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (biểu mẫu 4).
  • Biên bản xác nhận công nợ.
  • Chứng từ thể hiện đã yêu cầu thanh toán nợ nhưng bên kia không thực hiện (Công văn nhắc nợ, biên bản cuộc họp …).
  • Bản sao y chứng thực giấy phép doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Giấy uỷ quyền và bản sao CCCD của người đại diện Doanh nghiệp nộp hồ sơ;

3. Chuẩn bị án phí và phí quản tài viên:

  • Án phí khoảng 1,5 triệu đồng cho một vụ án.
  • Phí quản tài viên tối thiểu là 70 triệu đồng

Vì mức phí khá cao nên biện pháp mở thủ tục phá sản doanh nghiệp để thu hồi nợ không hiệu quả đối với những công nợ giá trị thấp (dưới 500 triệu).

4. Nộp hồ sơ lên tòa án:

  • Nếu doanh nghiệp nợ có yếu tố nước ngoài thì nộp hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản ở tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Nếu doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ mở thủ tục phá sản ở tòa án nhân dân cấp quận huyện.

Một số trở ngại khi sử dụng biện pháp yêu cầu mở thủ tục phá sản để thu hồi công nợ:

  • Doanh nghiệp con nợ thật sự rơi vào hoàn cảnh phá sản dẫn đến tính khả thi của biện pháp này không cao.
  • Chi phí quản tài viên khi mở thủ tục phá sản khá cao. 
  • Bên doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản gây khó khăn, không hợp tác trong quá trình thực hiện thủ tục, không tham gia các buổi làm việc theo lịch của Toà Án dẫn đến hồ sơ kéo dài.

Trong trường hợp còn thắc mắc, bạn vui lòng nhắn tin để đội ngũ luật sư của KALF tư vấn chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *